Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Thanh Loan by Thanh Loan
02/03/2023
in Tư vấn
0
Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
  2. Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
  3. Cấu thành tội phạm gây ngộ độc thực phẩm
  4. Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
  5. Câu hỏi thường gặp

Ngày nay, vô số quán ăn được mở ra để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Món ăn đa dạng, nhiều màu sắc. Gần đây. sự việc đã xảy ra; rò rỉ hình ảnh thức ăn ôi thiu tại các quán ăn nhà hàng. Hình ảnh cho thấy khu vực chế biến rất mất vệ sinh. Chế biến, giao, bán thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn; có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi bị lợi nhuận làm mờ mắt, nhiều người đã bán rẻ lương tâm, buôn bán thực phẩm bẩn, gây ra những vụ giết người thầm lặng và kéo cái chết đến gần mình hơn. Một cửa hàng tạp hóa có thể mang lại lợi nhuận gấp hàng chục lần cho các tiểu thương, nhà hàng nên họ mạo hiểm mọi thứ vì lợi nhuận kinh doanh mà sử dụng thực phẩm bẩn. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” dưới đây của Luật sư Bắc Giang để biết thêm quy định nhé!

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là hành vi sử dụng chất; hóa chất,kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm; hoặc hóa chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm hoặc chưa được phép sử dụng; chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hoặc sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động bật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; để chế biến thực phẩm, cung cấp, bán thực phẩm hoặc nhập khẩu.

Cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hổ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng do người tử đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS thực hiện xâm phạm các quy định về an toàn cho xã hội mà theo quy định phải chịu TNHS.

Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Cấu thành tội phạm gây ngộ độc thực phẩm

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào những qui định của Nhà nước về vệ sinh thực phẩm. Nhà nước ban hành các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân vì thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của nhân dân, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, tính mạng, sức khỏe của mỗi người tiêu dùng.

Mặt khách quan của tội phạm

Thực hiện hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm:

Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quàn nông, lâm, thủy sản; và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng; hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất; sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản làm muối; tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này; hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm.

Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm; mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng; hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bao quản thực phẩm.

Hậu quả

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm; cụ thể đối với hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm; theo quy định ở điểm d, khoản 1 đó là gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, người phạm tội nhận thức được thực phẩm không đảm bảo an toàn nhưng do cẩu thả hoặc tin rằng hậu quả tác hại không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vấn đề chế biến cung cấp cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định và hoạt động trong lĩnh vực chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm.

Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau:

  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

Mời bạn xem thêm:

  • Lăng mạ CSGT bị xử phạt như thế nào theo quy định?
  • Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử phạt bao nhiêu?
  • Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử phạt bao nhiêu?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Giang luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bán đồ ăn gây ngộ độc làm chết người bị đi tù bao nhiêu năm?

Tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Có tổ chức
Làm chết người
Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ do quyết định của Tòa án.

Bán đồ ăn gây ngộ độc phải bồi thường những gì?

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, đơn vị nào có hành vi gây ra ngộ độc thực phẩm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng,…

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Bán đồ ăn gây ngộ độc bị xử phạt bao nhiêu tiềnCấu thành tội phạm gây ngộ độc thực phẩmĐiều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

Ngày nay, nhu cầu về nhà chung cư ngày càng tăng cao do nhiều lý do không thể trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán căn hộ....

Read more

Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

Lương sản phẩm là một trong những câu hỏi chính của người lao động khi làm việc tại những công ty áp dụng hình thức tính lương này....

Read more

Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023?

Chiến sĩ thi đua cơ sở là danh hiệu được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: đạt danh hiệu “Lao động tiên...

Read more

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại năm 2023

by Thanh Loan
22/03/2023
0
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại năm 2023

Ngày nay hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến, kéo theo đó là các tranh chấp kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều trong hoạt...

Read more

Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định là gì?

by Thanh Loan
22/03/2023
0
Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định là gì?

Mọi công ty, doanh nghiệp đều có tài sản thuộc sở hữu của công ty. Hiện nay có thể xem hai loại tài sản là cố định và...

Read more
Next Post
Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới năm 2023

Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới năm 2023

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.