Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Thanh Loan by Thanh Loan
14/12/2022
in Tư vấn
0
Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Quyền nuôi con khi ly hôn
  2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?
  3. Quyền của cha mẹ đối với con khi thực hiện ly hôn
  4. Thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?
  5. Hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn
  6. Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
  7. Video Luật sư Bắc Giang giải đáp thắc mắc về Điều kiện giành quyền nuôi con
  8. Thông tin liên hệ
  9. Câu hỏi thường gặp

Khi hôn nhân tan vỡ, nếu trường hợp ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đã thỏa thuận được việc chia tài sản và người nuôi con thì việc giải quyết ly hôn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Còn nếu trường hợp ly hôn đơn phương, khi mà hai vợ chồng chưa thể thỏa thuận các vấn đề thì một trong những điều khó giải quyết nhất khi ly hôn không chỉ là phân chia tài sản mà còn là quyền nuôi con. Trên thực tế cũng có thể xảy ra trường hợp vợ, chồng không có nghĩa vụ chia tài sản nhưng phải giành quyền nuôi con. Bố mẹ nào cũng mong muốn giành quyền nuôi dưỡng chăm sóc con cái của mình vì vậy rất nhiều trường hợp khởi kiện giành quyền nuôi con diễn ra, tranh chấp không dứt. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn cần có những gì? Và thủ tục như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư Bắc Giang.

Quyền nuôi con khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Chứng minh về tài chính

Yếu tố này cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của Tòa án trong việc giành quyền nuôi con. Bên có những lợi thế về tài chính sẽ luôn được đại diện Tòa án  cân nhắc hơn vì trẻ cần phải được nuôi dưỡng và chu cấp đầy đủ khi chưa có khả năng tự kiếm ra tiền. Đại diện Tòa án sẽ xem xét mức thu nhập bình quân hàng tháng, nguồn thu nhập có chính đáng hay không, hoặc nghề nghiệp ổn định/ bất định…

Chứng minh đạo đức, nhân phẩm

Nhân phẩm, đạo đức của người thụ hưởng quyền nuôi con sẽ ảnh hưởng đến cách giáo dục con cái. Do đó, yếu tố này cũng được Tòa án cân nhắc. Thông qua các mối quan hệ giữa người muốn thụ hưởng với gia đình, bạn bè, xã hội, đồng nghiệp và con cái, Tòa án sẽ có những quyết định cụ thể về quyền nuôi dưỡng con cái.

Chứng minh thời gian chăm sóc, giáo dục con cái

Đối với yếu tố này, Tòa án sẽ xem xét điều kiện cuộc sống của cha hoặc mẹ có thể đảm bảo chăm sóc, giáo dục con cái tối ưu không? Nếu không thể đảm bảo yếu tố này, người muốn giành quyền nuôi con rất khó để được Tòa án chấp thuận.

Chứng minh được yếu tố vật chất

Người muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn cần chứng minh cho tòa án thấy được rằng mình có thể đảm bảo môi trường sống đầy đủ cho con. Môi trường sống cần đảm bảo tiện nghi, thoải mái, tạo điều kiện tốt cho việc ăn ở, học tập của con.

Chứng minh về yếu tố tinh thần

Sau đổ vỡ hôn nhân, con trẻ là những người chịu tổn thương nghiêm trọng. Người giành quyền nuôi con cần đảm bảo rằng mình sẽ giúp con hồi phục tâm lý, tạo mọi điều kiện để con có cuộc sống tinh thần vui vẻ, lành mạnh và trong sáng.

Quyền của cha mẹ đối với con khi thực hiện ly hôn

Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.

Quyền thăm nom khi không trực tiếp nuôi con

Mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người này cùng với tôn trọng tình cảm cha mẹ con cái được pháp luật bảo vệ, người không nuôi con được quyền thăm nom con cái mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý
  • Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi nấng con cái phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con.

Theo đó, mức cấp dưỡng bao nhiêu sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con.

Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?
Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?

Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

  • Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con
  • Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con
  • Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa
  • Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

Hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn

(i) Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện);

(ii) Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;

(iii) Giấy khai sinh của con (bản sao);

(iv) Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);

(v) Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con

Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

Trường hợp tự thỏa thuận

Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận về quyền nuôi con, yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con thì được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ hoặc chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con. 

Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp không tự thỏa thuận được

Trường hợp vợ hoặc chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn

Nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc

Bước 2: Tòa án xem xét đơn.

Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.

Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.

Bước 3: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.

Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Video Luật sư Bắc Giang giải đáp thắc mắc về Điều kiện giành quyền nuôi con

Video Luật sư Bắc Giang giải đáp thắc mắc về Điều kiện giành quyền nuôi con

Mời bạn xem thêm:

  • Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định
  • Điều kiện về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022
  • Chống đối cán bộ thu hồi đất bị xử lý ra sao?

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn gồm những gì?”. Luật sư Bắc Giang tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Giang thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Có được giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn?

Khoản 1 Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 5 Điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng – 300 nghìn đồng.
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

Không cấp dưỡng cho con, chồng có được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó chồng bạn không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên;

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hônHồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hônThủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Chế độ thai sản là quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ thai sản không chỉ...

Read more

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Hành vi “cưỡng bức lao động” có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào loại và mức độ...

Read more

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Ai gây thiệt hại phải bồi thường - vấn đề này đã được các nhà lập pháp coi là một nguyên tắc và được thể hiện trong các...

Read more

Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

Xác nhận mối quan hệ nhân thân là một hoạt động vô cùng cần thiết. Thông thường, các tài liệu xác nhận mối quan hệ cá nhân được...

Read more

Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

Mục đích sử dụng ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng giúp người dân biết được đất sẽ được sử dụng vào mục đích gì và người...

Read more
Next Post
Mẫu đơn xin ly hôn giành quyền nuôi con mới

Mẫu đơn xin ly hôn giành quyền nuôi con mới

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.