Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022

Thanh Loan by Thanh Loan
01/11/2022
in Tư vấn
0
Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022

Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022

75
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN gồm những gì?

Tải xuống mẫu đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân

Cố ý đốt nhà người khác phạm tội gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Tố cáo là gì?
  3. Tố giác là gì?
  4. Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022
  5. Chủ thể tố cáo tố giác
  6. Đối tượng của tố cáo, tố giác
  7. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo tố giác
  8. Thời hạn xử lý tố cáo, tố giác
  9. Hệ quả pháp lý của tố cáo, tố giác
  10. Thông tin liên hệ
  11. Câu hỏi thường gặp

Tố cáo hay tố giác tội phạm đều là những trường hợp bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống. Khái niệm tố giác và tố cáo người phạm tôi là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Tố cáo và tố giác thường được người dân sử dụng khi muốn lên tiếng thông tin tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật mà mình biết được. Tuy vậy, không phải người nào cũng có thể hiểu rõ và phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này tố giác và tố cáo. Cùng Luật sư Bắc Giang tìm hiểu bài viết “Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022”.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
  • Luật Tố cáo 2018

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm phạm luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức, cá nhân khác.

Tố cáo là thủ tục tiền tố tụng được pháp luật quy định rõ từ khái niệm đến nguyên tắc, thẩm quyền xử lý cũng như những yêu cầu với đơn tố cáo tại Luật Tố cáo 2018. Theo đó, tố cáo có thể chia làm hai loại cơ bản, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm phạm luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Có thể hiểu, tố cáo nhằm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc một cá nhân (cán bộ, công chức, người nào khác,…), tổ chức,… có những vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc quản lý nhà nước. Thông thường là những sai phạm trong phạm vi công việc họ được giao và vi phạm do vượt quá thẩm quyền (không được giao).

Tố giác là gì?

Pháp luật hình sự của nước ta có những quy định về hoạt động tố giác tội phạm (tố giác). Đây là việc một cá nhân cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu tội phạm mà bản thân phát hiện được. Thông qua văn bản hoặc lời nói, cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng sẽ trình bày sự việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố giác của mình.

Tố giác vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm trình báo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đó có thể là công an, tòa án, viện kiểm sát, ủy ban nhân dân,… Vấn đề đặt ra là người tố giác cần trình bày sự việc một cách trung thực sự việc được trình bày. Đồng thời, người tố giác có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại, thậm chí là trách nhiệm hình sự khi phát hiện có hành vi vu khống trong quá trình tố giác tội phạm.

Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022

Tiêu chíTố cáoTố giác
Cơ sở pháp lýĐiều 2 Luật Tố cáo 2018Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Khái niệmTố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
Hành vi vi phạmKhông phân biệt tính chất, mức độ vi phạm pháp luậtCó thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự
Thời điểm phát sinh– Sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo.- Công dân có quyền tố cáo hay không một hành vi nào đó.– Phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm, hay nói cách khác khi tội phạm xảy ra.- Bắt buộc phải tố giác nếu biết rõ về một tội phạm
Hậu quả pháp lýNếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lýKhi công dân biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “không tố giác tội phạm”
Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022
Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022

Chủ thể tố cáo tố giác

Chủ thể tố cáo: Là cá nhân. Người tố cáo phải có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự.

Chủ thể tố giác: Là cá nhân. Người tố giác là người cho rằng có một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra và quan trọng nhất, là phải “có dấu hiệu của tội phạm“. Pháp luật hiện hành cũng đặt ra trách nhiệm của người tố giác đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng của tố cáo, tố giác

Điểm khác biệt lớn nhất giữa đối tượng của tố cáo, tố giác đó là tính chất, mức độ của hành vi.

  • Hành vi vi phạm pháp luật trong tố cáo nằm trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.
  • Hành vi vi phạm pháp luật trong tố giác có thể cấu thành tội phạm. Hành vi này phải “có dấu hiệu của tội phạm” tương ứng 01 tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ như chứng kiến được hành vi đánh người gây thương tích thì sử dụng đơn tố giác tội phạm sẽ chính xác hơn.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo tố giác

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Thời hạn xử lý tố cáo, tố giác

Thời hạn giải quyết tố cáo: Được quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018, cụ thể:

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Thời hạn giải quyết tố giác: Được quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.
  • Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng).

Hệ quả pháp lý của tố cáo, tố giác

Hệ quả pháp lý của tố cáo: Tố cáo là quyền của công dân, tức là mọi người có thể tố cáo cũng có thể không, trong một số trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không cần phải tố cáo. Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo thì cho dù hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác bị phát giác thì công dân không phải chịu trách nhiệm gì cả.

Hệ quả pháp lý của tố giác: Đây là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, chính vì thế mà quan hệ pháp lý phát sinh ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội không tố giác tội phạm” quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm:

  • Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm năm 2022
  • Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Bắc Giang
  • Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài tại Bắc Giang năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới khai sinh quá hạn, đổi tên giấy khai sinh, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Giang để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người tố cáo có nhận được thông báo khi tố cáo được thụ lý không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo như sau:
1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Nội dung làm việc với người tố cáo có cần chữ ký của người tố cáo không?

Theo Điều 11 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định làm việc trực tiếp với người tố cáo như sau:
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng mà họ có được để làm rõ nội dung tố cáo.
Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
2. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người tố cáo không ký. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Chủ thể tố cáo tố giácCơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo tố giácPhân biệt tố giác và tố cáo
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN gồm những gì?

by Thanh Loan
05/12/2023
0
Hồ sơ quyết toán thuế TNCN gồm những gì?

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân là một yếu tố quan trọng trong quá trình nộp thuế và tuân thủ quy định của cơ quan...

Read more

Tải xuống mẫu đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân

by Thanh Loan
05/12/2023
0
Tải xuống mẫu đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân

Đối với mỗi cá nhân, việc nộp thuế thu nhập cá nhân là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và...

Read more

Cố ý đốt nhà người khác phạm tội gì?

by Thanh Loan
01/12/2023
0
Cố ý đốt nhà người khác phạm tội gì?

Việc cố ý đốt nhà người khác là một hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và cuộc sống của người khác. Theo...

Read more

Quy định về chứng chỉ tin học mới nhất

by Thanh Loan
30/11/2023
0
Quy định về chứng chỉ tin học mới nhất

Tại Việt Nam, quy định về chứng chỉ tin học được điều chỉnh bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại, một trong những chứng chỉ tin...

Read more

Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới 2024

by Thanh Loan
29/11/2023
0
Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm

Mục đích chính của mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm là xác minh và chứng nhận về tình trạng đạo đức và hành vi của người nộp...

Read more
Next Post
Luật sư không tố giác thân chủ của mình có phạm tội hay không?

Luật sư không tố giác thân chủ của mình có phạm tội hay không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.