Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Thanh Loan by Thanh Loan
24/12/2022
in Tư vấn
0
Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Sổ đỏ có phải là tài sản không? Có thể cầm cố được không?
  2. Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?
  3. Cầm cố sổ đỏ có bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu không?
  4. Nếu không được cầm cố thì có thể thế chấp sổ đỏ không?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều trường hợp, nhiều người, nhiều gia đình vì cần tiền, cần vốn mà mang sổ đỏ đi thế chấp, hình thức này đơn giản nhanh gọn mà lại được giá cao. Đôi khi xảy ra tranh chấp về vấn đề cầm cố sổ đỏ sẽ khó có thể giải quyết. Bên chấp nhận cho người khác cầm sổ đỏ là trái với quy định pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra thì bên thiệt sẽ là bên cầm đồ bởi lẽ pháp luật quy định giao dịch này là vô hiệu. Theo quy định pháp luật hiện nay thì sổ đỏ không phải là tài sản và không được phép cầm cố, tuy nhiên sổ đỏ có thể đem đi thế chấp. Cùng Luật sư Bắc Giang tìm hiểu vấn đề cầm cố sổ đỏ ở bài viết dưới đây.

Sổ đỏ có phải là tài sản không? Có thể cầm cố được không?

(1) Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo quy định tại khoản 6 điều 13 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

(2) Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

(3) Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. “

Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, sổ đỏ không thuộc đối tượng của cầm cố tài sản.

Hiện nay, việc cầm cố sổ đỏ chỉ được thực hiện trái phép tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phi pháp nên khi xảy ra tranh chấp thì các hợp đồng cầm cố sổ đỏ sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu và cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Trong đó có.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Vì sổ đỏ không được xem là tài sản nên việc thỏa thuận để cầm cố sổ đỏ được xem là giao dịch dân sự vô hiệu.

Và tại Điều 131 của Bộ luật có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?
Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Cầm cố sổ đỏ có bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu không?

(1) Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

(2) Căn cứ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Theo như bên trên đã đề cập, sổ đỏ không thuộc đối tượng của cầm cố tài sản vì nó là chứng thư pháp lý… Nếu tiệm cầm đồ chấp nhận cầm cố sổ đỏ của bạn thì giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật theo Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nếu không được cầm cố thì có thể thế chấp sổ đỏ không?

(1) Căn cứ Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

(2) Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Như vậy, theo khoản 1 điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất của lô đất đó cho ngân hàng hoặc người khác để vay tiền. Theo đó, trong trường hợp này bạn sẽ cam kết nếu không thanh toán được khoản nợ đã vay đúng như thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền lấy thửa đất đó của bạn để trừ nợ đã vay.

Mời bạn xem thêm:

  • Hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ tại Bắc Giang
  • Thủ tục báo mất sổ đỏ tại Bắc Giang năm 2022
  • Làm giả sổ đỏ để bán đất bị xử lý như thế nào?

Thông tin liên hệ

Dưới đây là bài viết của Luật sư Bắc Giang về “Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?”. Luật sư Bắc Giang sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề như dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ bị cầm cố có làm lại được không?

Nếu cầm cố thế chấp sổ đỏ rồi báo mất để cấp lại sổ mới là vi phạm pháp luật bởi sổ đỏ chỉ có thể được làm lại nếu mất.
Khi muốn đòi sổ đỏ cầm cố thì có thể khởi kiện để giấy cầm cố sổ đỏ vô hiệu và yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại sổ đỏ. Nếu bên nhận cầm cố không chịu trả lại sổ đỏ thì yêu cầu cơ quan thi hành án làm việc với văn phòng đăng ký đất đai để hủy sổ đỏ và cấp sổ đỏ mới.
Theo đó, sổ đỏ bị cầm cố không thể làm lại.

Cầm cố sổ đỏ để vay tiền được không?

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Mặc khác, căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thì tài sản là:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cầm cố sổ đỏ có bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu không?Tranh chấp cầm cố sổ đỏTranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Chế độ thai sản là quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ thai sản không chỉ...

Read more

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Hành vi “cưỡng bức lao động” có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào loại và mức độ...

Read more

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Ai gây thiệt hại phải bồi thường - vấn đề này đã được các nhà lập pháp coi là một nguyên tắc và được thể hiện trong các...

Read more

Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

Xác nhận mối quan hệ nhân thân là một hoạt động vô cùng cần thiết. Thông thường, các tài liệu xác nhận mối quan hệ cá nhân được...

Read more

Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

Mục đích sử dụng ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng giúp người dân biết được đất sẽ được sử dụng vào mục đích gì và người...

Read more
Next Post
Vay nợ lãi suất cao bị xử phạt ra sao?

Vay nợ lãi suất cao bị xử phạt ra sao?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.