Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Thư Minh by Thư Minh
14/03/2023
in Tư vấn
0
Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con

Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Thỏa thuận phân chia quyền nuôi con như thế nào khi ly hôn?
  3. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn
  4. Trường hợp nào cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con khi ly hôn?
  5. Mẫu thỏa thuận nuôi con
  6. Tải về mẫu thỏa thuận nuôi con
  7. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con
  8. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
  9. Câu hỏi thường gặp

Theo thống kê, tỉ lệ các cặp vợ chồng ly hôn ở nước ta đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn, ngoài quan hệ hôn nhân chấm dứt thì vợ chồng cần phải thỏa thuận các vấn đề khác liên quan đến việc phân chia tài sản, thỏa thuận người nuôi con,… Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, cách soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con như thế nào? Thỏa thuận phân chia quyền nuôi con như thế nào khi ly hôn? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Bắc Giang để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Thỏa thuận phân chia quyền nuôi con như thế nào khi ly hôn?

Khi có tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn xảy ra, Tòa án có thể căn cứ vào thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi con, tuy nhiên thỏa thuận này phải được xác lập tại thời điểm ly hôn, thể hiện được ý chí của vợ, chồng tại thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Việc các bên có thỏa thuận trước đó không được coi là căn cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp giao quyền nuôi con.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, việc phân chia quyền nuôi con sẽ phụ thuộc đầu tiên vào độ tuổi của con, bởi lẽ, tùy theo giai đoạn phát triển, con cái cần có sự quan tâm đặc biệt riêng của cha mẹ và có những nhu cầu riêng, cụ thể:

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên 

Vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

  • Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
  • Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, để được giành quyền nuôi con, cha mẹ phải chứng minh được mình có điều kiện, khả năng tốt hơn đối phương để đảm bảo sự phát triển của con về mọi mặt như:

  • Điều kiện vật chất: Cha, mẹ chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, chỗ ở, ổn định,….
  • Điều kiện tinh thần: Cha mẹ chứng minh thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của mình.

Lưu ý: một trong các bên có thể cung cấp thêm chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để nuôi dạy con hoặc thường xuyên có hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển của con cái.

Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể nêu trên mà Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con
Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con

Trường hợp nào cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con khi ly hôn?

Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình còn quy định người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

Thứ nhất: Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Thứ hai: Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, để xác định ai là người có quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của cha, mẹ và độ tuổi của đứa trẻ. Sau khi tổng hợp và xem xét trên các khía cạnh Tòa án sẽ quyết định một bên cha hoặc mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con. Người còn lại vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. 

Mẫu thỏa thuận nuôi con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

———————-

BẢN THỎA THUẬN

(V/v nuôi con sau khi ly hôn)

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. Tại ……………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Vợ:

Họ và tên: …………………………………… Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tạm trú: ………………………………………………………………..…………………….…………………………………………………………………………………………………

2. Chồng:

Họ và tên: …………………………………… Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….…

Tạm trú: ……………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày………tháng……..năm………….Tại…………………………………..

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân quận/huyện………………. công nhận sự thỏa thuận của chúng tôi về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Về con chung có:………………………………………………………………………………………

Họ và tên:…………………………… sinh ngày………..tháng………..năm…………………………………

Họ và tên:……………………………..sinh ngày………..tháng………..năm…………………………………

Họ và tên:……………………………..sinh ngày………..tháng………..năm…………………………………

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……, ngày …. tháng …. năm …….

Người vợNgười chồng
(Ký và ghi rõ họ, tên)(Ký và ghi rõ họ, tên)

Tải về mẫu thỏa thuận nuôi con

Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu thỏa thuận nuôi con tại đây:

Tải về mẫu thỏa thuận nuôi con

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con

Khi viết bản thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:

– Thứ nhất, về mặt hình thức:

  • Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo các quy chuẩn của một văn bản, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
  • Ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng những tiếng lóng, văn nói hay những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
  • Không được sai chính tả.

– Thứ hai, về mặt nội dung:

  • Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
  • Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Từ đó, có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Tức là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con hoặc với người đang trực tiếp nuôi con.

Cũng theo điều luật này, mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nên để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào chứng từ, hóa đơn,… liên quan đến chi phí hợp lý để nuôi dưỡng, chăm sóc con và thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mời bạn xem thêm:

  • Luật sư không tố giác thân chủ của mình có phạm tội hay không?
  • Mẫu đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới
  • Quy trình kết nạp đảng viên theo quy định

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Giang luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thay đổi thông tin công ty, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi ly hôn, cha mẹ còn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con không?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Cha mẹ bị kết án có bị hạn chế quyền nuôi con khi ly hôn không?

Theo quy định, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn là gì?

Theo quy định, điều kiện để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận này phải dựa trên sự tự nguyện xuất phát từ cả hai bên, từ lợi ích chính đáng của con và được thể hiện dưới hình thức văn bản;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hônSoạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi conThỏa thuận phân chia quyền nuôi con như thế nào khi ly hôn?
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

Bên cạnh việc giao lưu và hội nhập với thế giới người Việt Nam với người nước ngoài yêu nhau và tiến tới hôn nhân rất nhiều. Việc...

Read more

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

Diện tích rừng do nhà nước quản lý và được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sau khi nhận...

Read more

Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

Như bạn đã biết, việc thường trú có Giấy chứng nhận đăng ký thường trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, có thể phải xóa...

Read more

Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật mới năm 2023

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật mới năm 2023

Bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại nội địa và ngoại thương hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực và quốc gia từ...

Read more

Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân tại Bắc Giang

by Thanh Loan
30/03/2023
0
Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân tại Bắc Giang

Yêu cầu cải chính dữ liệu cá nhân là một tài liệu cần thiết trong một số thủ tục hành chính phải được thực hiện trong từng trường...

Read more
Next Post
Thủ tục chuyển khẩu theo nhà chồng

Thủ tục chuyển khẩu theo nhà chồng năm 2023

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.