Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?

Thanh Loan by Thanh Loan
08/12/2022
in Tư vấn
0
Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?

Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Thế nào là người cùng huyết thống?
  2. Như thế nào là kết hôn cận huyết?
  3. Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?
  4. Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Có nhiều trường hợp khi kết hôn với nhau thì một bên nam hoặc một bên nữ có quan hệ huyết thống, họ hàng với người trong nhà. Trường hợp kết hôn với người cùng huyết thống, cận huyết, xảy ra rất nhiều trên các vùng núi cao dân tộc thiểu sổ bởi họ ý thức còn kém, chưa được phổ cập giáo dục nhiều. Tác dụng của việc kết hôn cận huyết là rất lớn ảnh hưởng đến đến sức khoẻ, nòi giống của thế hệ sau. Vậy kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định? Cùng Luật sư Bắc Giang giảp đáp cho trường hợp này nhé!

Thế nào là người cùng huyết thống?

Tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích về những người cùng huyết thống trực hệ như sau:

Những người cùng huyết thống trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau.

Đồng thời, không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:

  • Cha mẹ là đời thứ nhất;
  • Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
  • Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như thế nào là kết hôn cận huyết?

Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Khoản 17 và Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích như sau:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?
Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?

Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?

Theo quy định tại mục 6.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình – của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác”.
Như vậy, trường hợp của bạn không xem là loạn luân.
Thứ hai, hai bạn có thể khai mẫu tờ khai đăng ký kết hôn và đăng ký kết hôn
Hai bạn có thể kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Các trường hợp bị cấm kết hôn:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?

Việc quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau là một trong những hành vi bị cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp quan hệ tự nguyện

Nếu tự nguyện quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống, người thực hiện có thể bị xử lý về Tội loạn luân.

Cụ thể, Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội này như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội loạn luân mà truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Trường hợp cưỡng ép quan hệ trái ý muốn

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

  • Với Tội hiếp dâm có tính chất loạn luân: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung than (theo Điều 141 Bộ luật Hình sự).
  • Với Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Người phạm tội có thể bị  bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (theo Điề 142 Bộ luật Hình sự).

Trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm hoặc Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

  • Với Tội cưỡng dâm có tính chất loạn luân: Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm (theo Điều 143 Bộ luật Hình sự).
  • Với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung than (theo Điều 144 Bộ luật Hình sự).

Mời bạn xem thêm:

  • Phân biệt tố giác và tố cáo theo quy định năm 2022
  • Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào theo quy định?
  • Tội dọa giết người bị phạt thế nào theo quy định 2022?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân không theo quy định?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán đất, hoặc vấn đề về căn cước công dân gắn chíp có ưu điểm gì… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Giang để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội loạn luân bị phạt tù mấy năm?

Căn cứ Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội loạn luân như sau:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Đăng ký kết hôn với người cùng xã thì có phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, có quy định:
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Tội loạn luân là loại tội phạm nghiêm trọng?

Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì căn cứ để phân loại tội phạm là xem xét mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định.
Theo đó tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, tội này chỉ có một khung hình phạt duy nhất với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, cụ thể:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023

Tags: Kết hôn với cháu của chị dâu có bị coi là loạn luân khôngNhư thế nào là kết hôn cận huyết?Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì?
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Thủ tục uỷ quyền mua chung cư năm 2023

Ngày nay, nhu cầu về nhà chung cư ngày càng tăng cao do nhiều lý do không thể trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán căn hộ....

Read more

Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Quy định lương theo sản phẩm như thế nào?

Lương sản phẩm là một trong những câu hỏi chính của người lao động khi làm việc tại những công ty áp dụng hình thức tính lương này....

Read more

Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023

by Thanh Loan
23/03/2023
0
Điều kiện đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2023?

Chiến sĩ thi đua cơ sở là danh hiệu được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: đạt danh hiệu “Lao động tiên...

Read more

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại năm 2023

by Thanh Loan
22/03/2023
0
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại năm 2023

Ngày nay hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến, kéo theo đó là các tranh chấp kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều trong hoạt...

Read more

Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định là gì?

by Thanh Loan
22/03/2023
0
Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định là gì?

Mọi công ty, doanh nghiệp đều có tài sản thuộc sở hữu của công ty. Hiện nay có thể xem hai loại tài sản là cố định và...

Read more
Next Post
Quy trình kết nạp đảng viên theo quy định năm 2022

Quy trình kết nạp đảng viên theo quy định năm 2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.