Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023

Thanh Loan by Thanh Loan
03/02/2023
in Tư vấn
0
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023

Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Khi nào cần tiến hành kê khai hàng hóa xuất khẩu?
  2. Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023
  3. Thời điểm kê khai hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
  4. Câu hỏi thường gặp

Xuất khẩu hàng hóa là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành công nghiệp trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Do đó, các công ty cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khai báo hàng hóa khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Bài viết dưới đây Luật sư Bắc Giang sẽ hướng dẫn cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm tránh sai sót xảy ra nhé!

Khi nào cần tiến hành kê khai hàng hóa xuất khẩu?

Theo quy định, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP về khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:

“1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Việc kê khai hàng xuất khẩu sẽ được áp dụng trong 2 trường hợp sau:

  • Xuất hóa đơn hàng xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
  • Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất  

Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023

Góc trên bên trái tờ khai: Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu. 

Phần giữa tờ khai: 

  • Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai.
  • Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên)

Góc trên bên phải tờ khai: Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu ký tên, đóng dấu công chức.

Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế

  • Ô số 1: Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá)
  • Ô số 2: Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân).
  • Ô số 3: Người uỷ thác/người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân).
  • Ô số 4: Đại lý Hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan.
  • Ô số 5: Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình nhập khẩu tương ứng.
  • Ô số 6: Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại (nếu có).
  • Ô số 7: Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có).
  • Ô số 8: Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có).
  • Ô số 9: Vận đơn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế vận đơn (nếu có).
  • Ô số 10: Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.
  • Ô số 11: Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng.
  • Ô số 12: Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hoả, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ.
  • Ô số 13: Nước xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam (nơi hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO 3166. (không ghi tên nước, vùng lãnh thổ mà hàng hoá trung chuyển qua đó).
  • Ô số 14: Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại.
  • Ô số 15: Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …). (nếu có).
  • Ô số 16: Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có).
  • Ô số 17: Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có).
  • Ô số 18:  Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”. Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng. Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).
  • Ô số 19:  Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: Trên tờ khai hải quan: không ghi gì. Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng.
  • Ô số 20:  Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.
  • Ô số 21: Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
  • Ô số 22:  Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.
  • Ô số 23:  Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc thực tế giao dịch. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.
  • Ô số 24:  Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 20.
  • Ô số 25:  Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (x) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá nguyên tệ (ô số 24)”. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai. Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng.
  • Ô số 26:  Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi: Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô “tiền thuế” tương ứng. Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng
  • Ô số 27: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), người khai hải quan ghi: Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.
  • Ô số 28:  Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), người khai hải quan ghi: Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.
  • Ô số 29:  Thuế giá trị gia tăng (GTGT), người khai hải quan ghi: Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá thuế nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô 26.
  • Ô số 30: Tổng số tiền thuế (ô 26 + 27 + 28 + 29), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT và GTGT; bằng chữ.
  • Ô số 31: Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau: Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container; Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container; Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng; Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai.
  • Ô số 32: Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
  • Ô số 33: Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

Phần dành cho cơ quan hải quan

  • Ô số 34: Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
  • Ô số 35: Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý ….
  • Ô số 36: Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hoá nhập khẩu.
  • Ô số 37: Xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu: Công chức Hải quan ghi tóm tắt nội dung quyết định của cơ quan Hải quan về việc giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản hay hàng chuyển cửa khẩu.
  • Ô số 38: Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in.
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023

Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai

Các ô số: 6, 8, 13, 14, 15:

  1. Hàng hóa là tài sản di chuyển
  2. Hành lý ký gửi của người xuất nhập cảnh.
  3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất
  4. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
  5. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để bảo hành sửa chữa
  6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam.
  7. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này 
  8. Hàng mẫu không thanh toán.

Ô số 9, số 10, số 11:

  1. Hành lý vượt quá định mức miễn thuế quy định tại Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.
  2. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định quy định tại Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.
  3. Hàng hóa khác mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

Ô số 15, 16, 17, 21, 26, 27, 28, 29, 30: Hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Thời điểm kê khai hàng hóa xuất khẩu là khi nào?

Đầu tiên, cần xác định được thời gian lập hóa đơn điện tử để ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu. Theo đó, căn cứ khoản 2, công văn số 2054/TCHQ-GSQL, do Tổng Cục Hải Quan đã ban hành, có hướng dẫn:

“2. Thời điểm phát hành hóa đơn điện tử đối với hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo quy định điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu là sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Thời điểm phát hành hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn giá trị gia tăng để nộp trong bộ hồ sơ hải quan.”

Như vậy, ngày lập (ngày phát hành) hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu phải trùng với ngày ghi trên tờ khai hải quan (ngày thông quan). Khi thực hiện thủ tục lập hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ dùng hóa đơn này để kê khai thuế. Cơ quan hải quan chỉ dùng hóa đơn thương mại để tiến hành các thủ tục hải quan.

Mời bạn xem thêm:

  • Nhập khẩu hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?
  • Điều kiện để vay tiền ngân hàng năm 2023
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu theo quy định năm 2023

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Giang đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Ly hôn đơn phương nhanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Quy tắc xuất xứ ưu đãi về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?

Tại Điều 4 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Tại Điều 5 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ra sao?

Tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ như sau:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ không thuần túy ra sao?

Tại Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về quy tắc tắc xuất xứ không ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy như sau:
1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cách kê khai hàng hóa xuất khẩuKhi nào cần tiến hành kê khai hàng hóa xuất khẩu?Thời điểm kê khai hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Hồ sơ hưởng thai sản tại Bắc Giang năm 2023

Chế độ thai sản là quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ thai sản không chỉ...

Read more

Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

by Thanh Loan
28/03/2023
0
Cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2023?

Hành vi “cưỡng bức lao động” có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào loại và mức độ...

Read more

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới năm 2023

Ai gây thiệt hại phải bồi thường - vấn đề này đã được các nhà lập pháp coi là một nguyên tắc và được thể hiện trong các...

Read more

Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân mới năm 2023

Xác nhận mối quan hệ nhân thân là một hoạt động vô cùng cần thiết. Thông thường, các tài liệu xác nhận mối quan hệ cá nhân được...

Read more

Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

by Thanh Loan
27/03/2023
0
Mức phạt khi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích năm 2023

Mục đích sử dụng ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng giúp người dân biết được đất sẽ được sử dụng vào mục đích gì và người...

Read more
Next Post
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả năm 2023

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả năm 2023

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.