Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bắc Giang
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bắc Giang
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Thanh Loan by Thanh Loan
16/01/2023
in Tư vấn
0
Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

Sơ đồ bài viết

  1. Thế nào là động vật rừng?
  2. Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là như thế nào?
  3. Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?
  4. Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, việc ngăn chặn các hành vi buôn bán, săn bắt động vật quý hiếm ngày càng trở nên khó khăn bởi ngày càng có nhiều thủ đoạn phức tạp, tinh vi qua mắt cơ quan kiểm tra. Buôn bán, săn bắt động vật quý hiếm sẽ bị xử lý theo Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán động vật trái phép là vô cùng nặng bởi hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, làm mất cân bằng sinh thái. Mời bạn cùng tham khảo bài viết “Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?” của Luật sư Bắc Giang để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Thế nào là động vật rừng?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, động vật rừng bao gồm các ca thể động vật rừng còn sống hoặc đã chết, các bộ phận cơ thể hoặc các sản phẩm của động vật rừng nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hay trong các phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và động vật rừng thuộc loài thông thường. 

Trong đó, các bộ phận cơ thể của động vật rừng được hiểu là một phần cơ thể của động vật rừng nếu như có sự tách rời thì cá thể động vật sẽ bị thương hoặc bị chết. 

Còn sản phẩm của động vật rừng là các loại sản phẩm có nguồn gốc được làm từ động vật rừng, có thể kể đến như thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, dịch mật, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng…; hay các thành phẩm đã qua chế biến có các thành phần từ các bộ phận của động vật rừng như cao nấu từ xương động vật, túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật rừng…

Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là như thế nào?

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của các loại động vật đó.

Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hình phạt chính đối với hành vi buôn bán trái phép động vật quý hiếm

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có hai hình phạt chính như sau:

  • Phạt tiền;
  • Phạt tù có thời hạn.

Các khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;
  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác;
  • Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;
  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?
Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
  • Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
  • Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
  • Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 07 đến 10 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, lớp bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể lớp khác thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 đến 11 cá thể thuộc lớp thú, từ 11 đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 đến 20 cá thể động vật thuộc các lớp khác;
  • Từ 01 đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; từ 03 đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác;
  • Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.

Hình phạt bổ sung đối với hành vi buôn bán trái phép động vật quý hiếm

Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm còn có thể phải chấp hành một trong các hình phạt bổ sung là:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Bộ luật Hình sự hiện nay đã có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Tuy nhiên, người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu chủ động khắc phục hậu quả hoặc thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác tuỳ vụ án.

Tương tự, nếu bạn có những tình tiết tăng nặng theo Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bạn có thể phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt trên. Do vậy, để có thể xác định các tình tiết giảm nhẹ, hoặc các tình tiết có lợi khác để giảm bớt hình phạt bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện hỗ trợ, bào chữa.

Mời bạn xem thêm:

  • Dịch vụ tư vấn thủ tục cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bắc Giang
  • Tranh chấp cầm cố sổ đỏ bị xử lý như thế nào?
  • Cá độ bóng đá mùa world cup bao nhiêu tiền thì bị truy cứu hình sự?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Giang luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Vận chuyển sản phẩm của động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Trường hợp cá nhân vận chuyển sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, mức phạt tù thấp nhất đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là 01 năm tù.
Có thể thấy, pháp luật không quy định về giá trị sản phẩm mà sẽ căn cứ vào sản phẩm của động vật có nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hay không.

Người mua cao của động vật quý hiếm có thuộc vào “tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” không?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC quy định về hành vi tiêu thụ tài sản như sau:
“Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.”
Và tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC quy định: Tài sản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội.
Mặt khác, hành vi giết mổ và nấu cao động vật quý hiếm là hành vi phạm tội quy định tại Điểm a Khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Bộ đội biên phòng có được xử phạt hành vi mua bán, tàng trữ động vật quý hiếm không?

Bộ đội biên phòng khi phát hiện hành vi mua bán, tàng trữ vích và đồi mồi có thể xử phạt người vi phạm: Phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, căn cứ Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Bộ đội biên phòng, cụ thể như sau:
Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì những người quy định tại Khoản 2 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo quy định trên, Bộ đội biên phòng không có thẩm quyền xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Buôn bán trái phép động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tùHình phạt bổ sung đối với hành vi buôn bán trái phép động vật quý hiếmHình phạt chính đối với hành vi buôn bán trái phép động vật quý hiếm
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu năm 2023?

Bên cạnh việc giao lưu và hội nhập với thế giới người Việt Nam với người nước ngoài yêu nhau và tiến tới hôn nhân rất nhiều. Việc...

Read more

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất tại Bắc Giang

Diện tích rừng do nhà nước quản lý và được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sau khi nhận...

Read more

Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú tại Bắc Giang

Như bạn đã biết, việc thường trú có Giấy chứng nhận đăng ký thường trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, có thể phải xóa...

Read more

Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật mới năm 2023

by Thanh Loan
31/03/2023
0
Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật mới năm 2023

Bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại nội địa và ngoại thương hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực và quốc gia từ...

Read more

Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân tại Bắc Giang

by Thanh Loan
30/03/2023
0
Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân tại Bắc Giang

Yêu cầu cải chính dữ liệu cá nhân là một tài liệu cần thiết trong một số thủ tục hành chính phải được thực hiện trong từng trường...

Read more
Next Post
Thủ tục giảm trừ gia cảnh theo quy định năm 2023

Thủ tục giảm trừ gia cảnh theo quy định năm 2023

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.


Web: luatsubacgiang.net

LIÊN HỆ DỊCH VỤ

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Phone: 0833 102 102

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.